1. Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng
Hệ thống cáp điện động lực trục chính xuất phát từ phía sau trạm biến áp, đấu nối vào MCCB đi vào tủ điện tổng phân phối chính cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống. Cáp động lực chính có thể đi nổi (lắp trên trụ điện, giá đỡ…) hoặc âm dưới đất (thông qua ống nhựa PVC, ống kim loại…).
- Đánh dấu các dây pha cẩn thận. Dùng băng đánh dấu màu Đỏ-Vàng-Xanh-Đen để ghi chú các Pha R, Pha S, Pha T, Pha trung tính N. Điều này sẽ tránh gây nhầm lẫn.
- Sắp xếp dây cáp điện theo thứ tự đều đặn, không để dây chồng chéo lẫn lộn trong đấu nối và bảo dưỡng, bảo trì.
- Cố định dây vào thang máng cáp bằng dây rút.
- Đảm bảo bề mặt dây cáp tiếp xúc trơn nhẵn, cẩn thận không làm trầy xước dây cáp trong lúc thi công.
- Trong trường hợp đường dây cáp được đặt trong ống nhựa PVC, cần cẩn thận dán keo, tránh trường hợp nước bị thấm vào khi chôn dưới đất.
2.Thi công thang máng cáp
Để cố định hệ trục cáp điện, người ta dùng hệ thống giá đỡ gọi là thang máng cáp. Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện nhà máy, từ nhà xưởng sản xuất, tòa nhà, văn phòng đến tất cả các nơi có bố trí thiết bị điện, đều cần phải sử dụng dây cáp điện. Nên ngoài việc bảo vệ an toàn cho hệ thống dây cáp điện, cho con người, thang máng cáp còn mang giá trị thẩm mỹ cho hệ thống.
- Chọn ty treo phù hợp, cố định chắc chắn ở 2 đầu, thẳng hàng, cao độ bằng nhau ( sử dụng máy laze lấy cân bằng các điểm)
- Khi lắp đặt thang máng cáp cần đo vẽ, cắt góc, lắp co đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo tính thẩm mỹ và công nghiệp.
- Nối te thang máng cáp, phòng ngừa dây cáp rò điện.
3. Lắp đặt tủ, khối tủ điện công nghiệp
Tủ điện tổng là nơi đấu nối tập trung tất cả các trục cáp chính của toàn bộ hệ thống điện nhà máy thông qua các thiết bị đóng cắt, bảo vệ. Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện nhà máy, tủ điện chính luôn được thi công tỉ mỉ nhất, không những đảm bảo kỹ thuật tốt nhất, chính xác nhất mà còn phải mang tính thẩm mỹ cao.
- Bố trí các tủ điện phân phối nhánh riêng biệt cho từng khu vực sản xuất nhằm thuận tiện trong thao tác, cũng như ngắt điện khi có sự cố xảy ra sẽ không gây ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất khác.
- Khuyến nghị lắp thêm tủ điện chuyển đổi nguồn (hay còn gọi là Tủ ATS). Nguồn điện sử dụng cho sản xuất luôn được yêu cầu phải liên tục, không thể gián đoạn lâu, vì vậy mà khi mất điện lưới thì thường sẽ có một nguồn điện dự phòng thay thế như máy phát điện
- Thiết kế tủ điện điều khiển đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật của các loại máy móc sử dụng trong nhà máy.
4. Lắp đặt hệ thống điện nhà máy
Bao gồm: điện sinh hoạt, chiếu sáng, camera quan sát, báo cháy…
Chiếu sáng là hạng mục quan trọng không thể thiếu khi xây dựng một nhà máy, xưởng sản xuất. Thiết kế chiếu sáng hoàn hảo sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục ngày lẫn đêm. Tùy thuộc vào từng loại hình nhà xưởng sản xuất sẽ có mức độ và yêu cầu chiếu sáng khác nhau. Vì vậy mà khi thiết kế chiếu sáng, chúng tôi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm, tính chất của nhà xưởng một cách rõ ràng để lựa chọn mức độ chiếu sáng phù hợp nhất.
Khuyến nghị lắp đặt trang bị hệ thống điện nhẹ bào gồm các tính năng:
- Hệ thống camera giám sát giúp chủ nhân nhà máy có thể ngồi một chỗ mà vẫn quan sát được toàn bộ nhà máy cũng như ghi lại quá trình hoạt động của nhà máy. Ngày nay, bất cứ công ty, nhà máy, đơn vị nào cũng trang bị hệ thống camera, vì rất nhiều tiện ích mà nó mang lại.
- Nhà máy sản xuất thường là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ, vì thế, trang bị một hệ thống báo cháy tích hợp âm thanh thông báo cũng là một xu hướng, không những phòng ngừa mà còn giúp hạn chế tối đa những thiệt hại. Do đó trang bị hệ thống PA system cũng là một trong những yếu tố kiểm soát và quản lý an toàn và hướng dẫn cứu nạn khi cần.
Để được tư vấn cũng như biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Dai Son M&E – Chúng tôi luôn sẵn sàng và đồng hành cùng khách hàng.
Trụ sở: Số 13B Ngõ đình 1, TDP 11, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
VPGD: Khu công nghiệp Cầu Bươu, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0868.433.369 Mail: daisoncodien@gmail.com Website: https://codiendaison.vn