1. Đi ống âm tường
Xác định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường cần thi công. Tiếp đó sử dụng máy cắt cầm tay chuyên dụng để cắt tường theo vị trí đã định trước đó.Tùy vào điều kiện và khả năng của các nhà thầu sử dụng loại thiết bị chuyên dụng phù hợp.
Lắp ống điện và đóng lưới tường tại những đường đã cắt nhằm đề phòng trường hợp bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp bên trong tường.
2. Phương thức đi âm sàn bê tông
Sử dụng nước sơn để làm dấu các vị trí hộp box trung gian trên sàn cốt pha khi đơn vị xây dựng thi công xong phần cốt pha sàn.
Đặt các hộp box này theo vị trí đã định trước trong bản thiết kế, ta nên sử dụng ống điện kết nối các hộp box lại để tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. Công việc này nên được thực hiện khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.Nghiệm thu đường ống, box, khi đã đạt yêu cầu thì tiến hành đổ bê tông phần sàn.Trong quá trình đổ bê tông sàn phải có người theo dõi trực tiếp để xử lý khi có sự cố như: dẹp ống, bể ống, mất liên kết,…
3. Phương thức lắp đặt hệ thống máng cáp
Định vị cao độ và vị trí lắp các giá đỡ máng cáp theo bản thiết kế hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp.
Gia công phần giá đỡ và lắp vào các vị trí đã định vị trước đó, thông thường, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3-1,5m.
Tại những vị trí máng cáp xuống tủ thì nên dùng co xuống và co lên, không nên cắt máng bằng phương pháp thủ công để ghép tại những vị trí rẽ ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng-cáp, mà nên sử dụng phụ kiện (tê, co, chữ thập,…) được chế tạo riêng nhằm hạn chế thấp nhất khả năng trầy xướt cáp điện trong máng cáp.
Các máng cáp nên được kết nối đất (bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng) để tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho toàn bộ tuyến cáp.
Lắp máng và chỉnh sửa sao phù hợp với bản vẽ thiết kế và mỹ quan.
4. Luồn kéo dây vào ống chờ
Sau khi đơn vị xây dựng tháo cốt pha sàn, dùng dây nilông luồn vào ống điện đã đánh dấu và định vị trước đó.
Sau khi trần được tô thì chúng ta tiến hành kéo dây nguồn và điều khiển.
Dây kéo nên được làm dấu từng tuyến, theo màu và pha để dễ phân biệt trong quá trình thi công và bảo trì sau này.
5. Kiểm tra dây và lắp đặt thiết bị
Kiểm tra dây xem có thông mạch, hay có bị chạm chập trong quá trình kéo dây hay không, kiểm tra tiếp độ cách điện giữa các dây dẫn và độ rò rỉ dòng điện.Sau khi dây được kiểm tra an toàn thì tiến hành bước lắp đặt thiết bị.Sau quá trình lắp đặt thiết bị điện hoàn tất thì nên kiểm tra vận hành thử, có thể dùng amper kẹp để xác định dòng của từng pha sau đó chúng ta cân chỉnh dòng pha để đảm bảo được sự cân bằng pha bên trong hệ thống. Các thiết bị lắp đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế để đảm bảo tình cân bằng đối xứng của hệ thống và mỹ thuật của căn nhà.
Để được tư vấn chi tiết hoặc thực hiện các phương thức trên xin liên hệ với Dai Son M&E
Địa chỉ trụ sở: Số 13B Ngõ Đình 1, TDP 11, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
VPGD: Khu Công Nghiệp Cầu Bươu, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0868.433.369 Mail: daisoncodien@gmail.com
Website: https://codiendaison.vn